Kỹ Thuật Cầm Vợt Bóng Bàn Cơ Bản Nhất

Trong Bóng Bàn để thắng được các pha đấu bóng thì điểm quyết định là cách bạn cầm vợt và xoay vợt điều chỉnh đường bóng đi ra sao ? Đối với nhiều bạn dù không phải ngày 1 ngày 2 đi tập bóng bàn nhưng cũng đã hiểu hết làm sao được các kỹ thuật dưới đây.



1. Tầm quan trọng của cầm vợt.
Kỹ thuật cầm vợt là một trong những kỹ thuật nhập môn của VĐV bóng bàn. Kỹ thuật cầm vợt tốt có thể nâng cao tính linh hoạt của bàn tay, cánh tay và cổ tay tạo cơ sở tốt cho việc nâng cao kỹ thuật sau này.
Ngược lại nếu kỹ thuật cầm vợt không tốt thì không chỉ ảnh hưởng tới linh hoạt của bàn tay, cổ tay mà còn làm cho động tác đánh bóng không chuẩn xác ảnh hưởng đến việc nâng cao kỹ thuật và dùng sức khi đánh bóng.
Chính vì vậy những AE mới bắt đầu học đánh bóng bàn trước tiên phải học tốt kỹ thuật cầm vợt.

2. Phương pháp cầm vợt.
Có 2 phương pháp cầm vợt chính đó là: Cầm vợt dọc và cầm vợt ngang.
Cầm vợt dọc có ưu điểm là đầy chặn trái tay rất tốt, thuận tiện cho việc đẩy trái công phải, tấn công bóng trong bàn bóng bàn tương đối linh hoạt. Bởi vậy phần lớn mọi người chỉ sử dụng đánh bóng mặt thuận của vợt dọc. Cách cầm vợt này trong khi đánh bóng có thể thực hiện luân phiên giữa thuận tay và trái tay nhanh.Đây là phương pháp cầm vợt truyền thống của Trung Quốc và Nhật Bản.
Cách cầm vợt ngang thích hợp công bóng hai mặt, cắt bóng, líp bóng vòng cung trái tay, phạm vi quán xuyến lớn. Đây là phương pháp cầm vợt truyền thống của châu Âu.

3. Cách cầm vợt dọc.
Giống như khi ta cầm bút viết vậy, ngón cái và ngón trỏ tạo thành hình gọng kìm kẹp chặt vơt, 3 ngón còn lạicong tự nhiên và ép sát vào mặt sau của vợt.

* Cách cầm vợt dọc loại hình tấn công nhanh

Làm cho chuôi vợt áp sát trên ngàm tay (nằm giữa ngón cái và ngón trỏ, sát với bàn tay) cạnh phải của chuôi vợt áp sát vung đốt thứ 3 của ngón trỏ, đốt thứ nhất của ngón cái áp chặt vào vai trái của vợt, đốt thứ 2 của ngón trỏ áp chặt vào vai phải vợt. Khớp thứ nhất của ngón cái và đốt thứ nhất, thứ hai của ngón trỏ tạo thành hình gọng kìm quặp ra phía trước của vợt. Khoảng cách giữa đầu ngón trỏ và ngón cái khoảng 1 -:- 2 cm. Ba ngón còn lại gập tự nhiên chồng lên nhau và chống giữ phía sau vợt bằng đốt thứ nhất và thứ hai của ngón giữa.
Phương pháp caamf vợt này thích hợp cho lối đánh tấn công nhanh bằng vợt mút dán thuận, độ linh hoạt của cổ tay và ngón tay tốt hơn hẳn cách cầm vợt ngang. Khi tấn công thuận tay, ngón tay cái ấn vợt, ngón trỏ thả lỏng, ngón út và ngón vô danh hỗ trợ ngón giữa chống giữ vợt phát lực. Khi đẩy chặn trái tay, ngón trỏ ấn vợt, ngón cái thả lỏng, ngón út và ngón vô danh hỗ trợ ngón giữa chống vợt và phát lực

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  • dụng cụ thể hình">